63 bài tham luận và nhiều ý kiến khác tại hội thảo đã nêu rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng và kinh nghiệm, định hướng, giải pháp và khuyến nghị khi thực hiện chuyển đổi số báo chí, xuất bản. Trong đó khẳng định: Chuyển đổi số là một trong những trụ cột của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những thay đổi chưa từng có trong đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, là quá trình thay đổi toàn diện về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, đem lại những giá trị to lớn và cơ hội bứt phá. Đây là xu thế mà Việt Nam không thể nằm ngoài, đòi hỏi từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có báo chí, xuất bản phải có chiến lược gia nhập vào “đường đua” chuyển đổi số để giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng.

Chuyển đổi số báo chí, xuất bản để giữ vững "chủ quyền" thông tin trên không gian mạng
Chủ trì hội thảo gồm ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trước những thách thức và cơ hội, tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân cho rằng, chuyển đổi số không đơn giản là đầu tư thiết bị công nghệ, phần mềm mà phải chính là thay đổi tư duy từ lãnh đạo đến cán bộ, phóng viên, nhân viên; là đổi mới toàn bộ quy trình sản xuất nội dung, kinh doanh, vận hành tòa soạn và đáp ứng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.

Chủ trì hội thảo gồm ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Trong tương lai khi mà trí tuệ nhân tạo được ứng dụng một cách phổ biến, chúng ta cũng thấy rất nhiều khả năng là nó sẽ cướp đi độc giả. Chúng tôi đọc nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng độc giả đến từ các công cụ tìm kiếm chiếm khoảng 50% lượng truy cập vào website. Bây giờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trả lời luôn câu hỏi của người dùng thì người ta sẽ không kích vào những đường link của báo chí, nên nguy cơ mất 50% độc giả là rất cao, cùng với đó là mất nguồn thu từ quảng cáo", ông Lê Quốc Minh nói.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, thực tiễn đã chứng minh, chuyển đổi số mang tính “sống còn” đối với báo chí, xuất bản hiện nay, không chỉ giúp quy trình vận hành được tối ưu hóa và thông minh hơn, mà còn tăng cường khả năng tiếp cận độc giả, hướng đến nâng cao trải nghiệm của người dân và công chúng. Bên cạnh đó, với việc phát triển của công nghệ, độc giả ngày càng sử dụng các thiết bị điện tử để tìm kiếm thông tin, tài liệu, thay vì sử dụng các phương pháp tiếp cận truyền thống, càng đòi hỏi các cơ quan báo chí, xuất bản phải đẩy mạnh số hóa một cách toàn diện.

Cũng như lĩnh vực báo chí, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong lĩnh vực xuất bản. Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết, bên cạnh sách giấy truyền thống thì xuất bản điện tử là xu hướng mới không thể khác.

“Tham gia vào chuyển đổi số, nhưng làm sao giữ được bản quyền để đảm bảo được quyền tác giả và quyền liên quan để làm sao cho sách giấy truyền thống vẫn có những chỗ đứng thì đây là một vấn đề rất khó khăn. Nhà xuất bản quốc gia Sự thật đã tổ chức triển khai xuất bản điện tử. Tuy nhiên hiện đang ở bước đầu còn rất sơ khai. Chúng tôi đã phối hợp với rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật một cách nhanh nhất. Cụ thể hiện nay chúng tôi có hai cái nền tảng xuất bản điện tử, một là trên facebook và hai là trang sachquocgia.vn", ông Nguyễn Thái Bình cho biết.

Cùng với các cơ quan Trung ương, nhiều tỉnh thành phố cũng đang thực hiện chuyển đổi số báo chí xuất bản. Ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, tỉnh đã có sự thay đổi tư duy, dành thời gian, nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, chủ động nắm bắt, ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động báo chí, xuất bản và thực hiện mô hình truyền thông đa phương tiện tại địa phương.