So sánh sự khác biệt của 3 loại hình CMS là gì
Cùng với sự phát triển của môi trường kỹ thuật số, các loại hình CMS cũng phát triển đa dạng hơn.
Mô hình CMS truyền thống
Mô hình CMS truyền thống gắn Backend vào Frontend của một trang Web. Việc quản lý CMS Backend được ràng buộc trong cùng một hệ thống cung cấp nội dung hoặc Frontend. Các biên tập viên tạo và xuất bản nội dung trong phần Backend của một trang Web đang làm việc trên phần mà khách truy cập trang Web sẽ xem. Ngoài ra, tất cả các ứng dụng thiết kế và tùy chỉnh trang Web cũng được lưu trữ trong phần Backend.
CMS truyền thống kết hợp các tính năng chính sau:
- Giao diện người dùng hiển thị nội dung đã xuất bản trên các trang HTML.
- Content Management Backend.
- Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung.
- Bao gồm một ứng dụng để tạo và áp dụng các thiết kế Schema.
Mô hình CMS tách rời (Decoupled CMS)
CMS tách rời chia việc quản lý Backend và Frontend của một trang Web thành hai hệ thống khác nhau. Trong mô hình CMS tách rời, hệ thống quản lý nội dung (Backend) hoạt động riêng biệt với thành phần phân phối (Frontend). Điều này có nghĩa là khi nội dung được tạo và chỉnh sửa trong phần Backend của một trang Web. Nó được truyền qua API và được xuất bản trong hệ thống Frontend riêng biệt.
Mô hình CMS tách rời bao gồm:
- Giao diện xuất bản nội dung Frontend được xác định trước và được kết nối với Content Management Backend thông qua API.
- Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung.
- Giao diện quản trị bao gồm một ứng dụng cho phép người chỉnh sửa tạo và quản lý nội dung dễ dàng (tùy thuộc vào nền tảng).
- Có thể xuất bản nội dung lên mọi thiết bị.
Mô hình Headless CMS là gì?
Cấu trúc Headless CMS tương tự như cấu trúc CMS tách rời, nhưng thiếu hệ thống Frontend để xuất bản. Nhiều nhà phát triển yêu thích Headless CMS, nhưng nó có thể làm tổn hại đến các nỗ lực tiếp thị của bạn. Trong môi trường Headless CMS, hệ thống có khả năng biên tập và quản lý nội dung nhỏ. Sau đó, nó sẽ xuất bản lên Web-Service hoặc API để có thể truyền tải nội dung tới bất kỳ hệ thống nào có truy cập Internet. Do đó, Headless CMS có thể xuất bản cùng một nội dung lên một trang Web, một ứng dụng, thiết bị di động hoặc bất kỳ thiết bị nào được kết nối qua Internet of Things (IoT). Lý do là bởi nội dung không bị ràng buộc bởi cấu trúc nội dung được xác định trước.
Một CMS Headless CMS bao gồm:
- Một chương trình phụ trợ quản lý nội dung (Content Management Backend).
- Một API.
- Không có giao diện xuất bản nội dung Drontend xác định trước và có thể xuất bản lên bất kỳ thiết bị nào được kết nối qua IoT.
Nhiều nền tảng CMS không còn cần phải dựa vào IT để thiết kế, phát triển và triển khai nội dung. Hệ thống Decoupled Web Content Management có thể cho phép bộ phận Marketing hoạt động độc lập và cung cấp cho họ khả năng khởi tạo một lần và triển khai nó ở bất kỳ đâu.
Cách chọn một nền tảng CMS uy tín
Có rất nhiều nền tảng CMS khác nhau trên mạng, vậy bạn nên chọn nền tảng nào? Trước khi bạn chuyển sang phần so sánh nền tảng CMS, bạn hãy tham khảo một số yếu tố nên xem xét để chọn một CMS tốt, phù hợp nhé.
- Dễ sử dụng: Hãy chọn một CMS giúp bạn dễ dàng tạo và chỉnh sửa nội dung nếu bạn không có kiến thức về kỹ thuật lập trình.
- Tùy chọn thiết kế: Phần mềm CMS sẽ cung cấp cho bạn nhiều mẫu thiết kế trang Web để bạn lựa chọn. Nó cũng sẽ cho phép bạn dễ dàng tùy chỉnh các thiết kế đó theo yêu cầu của riêng bạn.
- Khả năng di chuyển dữ liệu: Một nền tảng CMS tuyệt vời phải có các công cụ để bạn dễ dàng xuất dữ liệu của mình và di chuyển dữ liệu đó đi nơi khác.
- Tiện ích mở rộng và bổ trợ: Không thể tồn tại một nền tảng CMS có tất cả các tính năng đáp ứng các yêu cầu cho mọi trang Web. Các tiện ích mở rộng và bổ trợ sẽ khắc phục sự cố đó.
- Trợ giúp và các tùy chọn hỗ trợ: Khi có thắc mắc, khó khăn, bạn có thể tìm sự giúp đỡ trên các cộng đồng hỗ trợ.
- Chi phí: Một số nền tảng CMS hoàn toàn miễn phí. Một số nền tảng khác tính phí hàng tháng. Bạn cần tìm hiểu kỹ về giá cả trước khi bạn chọn CMS để không gặp bất kỳ sự ngạc nhiên khó chịu nào, và có thể chủ động ngân sách.