Những nội dung này bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông liên hệ… trên trang web. Đặc biệt, với các CMS nâng cao, người dùng còn có thể chỉnh sửa, phân loại danh mục, thậm chí thay đổi hiển thị giao diện và nhiều thao tác phức tạp khác trên website.

Chức năng chính của CMS:

Đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và vận hành trang web, CMS sở hữu những chức năng như sau:

  • Tạo, lưu trữ các nội dung trên trang web
  • Chỉnh sửa, thêm, bớt nội dung
  • Chuyển và chia sẻ nội dung
  • Quản lý và phân quyền người dùng

Lợi ích khi sử dụng hệ thống quản trị CMS:

Mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân lẫn doanh nghiệp khi sử dụng, CMS đang ngày càng trở nên quan trọng vì:

Giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả

CMS có vai trò quan trọng trong việc đưa website trở thành kênh marketing hiệu quả. Thông qua hệ thống CMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các hình thức tiếp thị như email marketing, content,… một cách hiệu quả nhất, thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá thương hiệu ra thị trường.

Giúp cập nhật nội dung

Ngày nay, content marketing là hình thức tiếp thị phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Vì thế, sự xuất hiện của hệ thống CMS đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả cho các chiến dịch content marketing.

Với CMS, doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa cũng như xuất bản nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào chỉ với một vài thao tác nhỏ. Ngoài ra, hệ thống này còn có chức năng lưu nháp nội dung chưa hoàn thành, hỗ trợ khả năng hạn chế truy cập, tự động xuất bản, thêm các ứng dụng video, hình ảnh… Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát cũng như duy trì nội dung tiếp thị của mình dưới mọi hình thức.

Đảm bảo, duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

Với CMS, việc chỉnh sửa và xây dựng nội dung trang web không chỉ được thực hiện một cách dễ dàng mà còn cho phép nhiều người cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này giúp cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì nhất quán thông tin.

CMS hoạt động như thế nào?

Khi xây dựng một trang web, thông thường người dùng phải thực hiện 2 bước: Xác lập giao diện bên ngoài (front-end) và Quản lý hệ thống bên trong (back-end) bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như CSS, JavaScript (cho front-end) và PHP, Python, JavaScript (cho back-end),…

Với CMS, quy trình này sẽ được giản lược hơn. Bằng cách xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt, người dùng sẽ sử dụng content editor để tạo bài viết, trang web, xuất bản thông tin,… thay vì viết code như trước đó. Ngoài ra, với hệ thống này, để chèn nội dung, người dùng không cần phải trực tiếp truy cập vào server. Họ chỉ cần chỉnh sửa qua giao diện quản lý được cài đặt sẵn.

Từ khóa: